Trở thành một tay đánh trống Lân chuyên nghiệp

Mua trống trận giá rẻ

Từ bao đời nay ” tiếng trống” luôn là biểu tượng quan trọng góp mặt trong các buổi biểu diễn Lân Sư Rồng để mừng khai trương,dịp lễ tết, trung thu, đám cưới….. Nhìn múa lân sư rồng hấp dẫn như vậy. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ mình có thể đánh điêu luyện như những tay trống thực thụ?

Bài viết dưới đây, Làng nghề trống Đọi Tam sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách đánh trống lân sao cho hay và thu hút nhất.

Giới thiệu về trống lân Trung Quốc
Trống múa lân

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về Trống Lân

 Múa trống Lân – nét đẹp văn hóa

Múa lân là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố được bắt nguồn  từ Trung Quốc, thường biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên ĐánTết Trung Thu,,…

Được gắn liền với một sự tích xa xưa. Đó là truyền thuyết kể rằng Đức Phật Di Lặc – một vị phật lúc nào cũng tươi vui, hiền lành đã hóa thân người, được gọi là ông Địa và chế ngự được một con yêu quái ( con lân ) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Ông lấy cỏ linh chi trên núi cho yêu quái ăn và nhờ đó mà thu phục được, biến nó thành loài ăn thực vật. Và kể từ ngày đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người. Ông  và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. 

Và nhờ sự tích đó, Múa Lân sư rồng có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Trước hết, từ một con quái thú được hàng phục. Chứng tỏ quái thú đã trở thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện thể hiện sự hòa bình, hạnh phúc. Hơn nữa việc hiện nay, mỗi người dân đều muốn có thể mời ông Địa và Con Lân về trong những ngày đặc biệt để mong được sự chúc phúc đem lại sự thịnh vượng, phú quý. Và cuối cùng, cảnh ông Địa vuốt ve lân và Lân nhảy múa xung quanh, thể hiện sự tình cảm và sự hòa hợp gợi lên một bầu không khí đầm ấm thể hiện sự tôn vinh, chào mừng, đón tiếp một cách nồng nhiệt nhất những vị khách đặc biệt.

Trống Lân sư tử vàng
Trống Lân sư tử vàng

>>> Xem thêm: Trống múa Lân giá rẻ mua ở đâu bền – đẹp?

Bí kíp đánh trống Lân

1. Cách cầm Dùi trống lân:

Người đánh trống múa lân phải cầm dùi trống tại vị trí 1/3 chiều dài của chiếc dùi, nếu dùi trống lân dài khoảng 30cm thì phần đầu để đánh chừa ra khoảng 18cm. Tay nắm 10cm và để thừa phía cuối đôi dùi 2cm.  Có vậy thì khi đánh mới chắc tay và tiếng trống dứt khoát.

2. Động tác đánh trống

Khi đánh trống lân, người đánh trống chỉ cử động ở phần cổ tay. Hạn chế cử động cả cánh tay. Làm được như vậy thì tiếng trống lân sẽ được nhanh mạnh và dứt khoát hơn. Tiết tấu chuẩn xác hơn. 

 3. Nhịp đánh trống múa lân

 Khi học đánh trống lân, nhịp đầu tiên và đơn giản nhất cho người mới học đánh như sau:

1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

(1/2)-1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

 Lưu ý: Nhịp 1 đánh bằng tay phải, khoảng cách giữa các nhip 1-2, 2-3, 3-4, 4-5 là 1 nhịp thì khoảng cách giữa nhịp 5-1 chỉ là 1/2 nhịp. Chính điểm đó làm cho tiếng trống rộn ràng lên hẳn. 

Tìm hiểu những điều thú vị về cách làm trống Lân  

    Ngoài những điệu nhảy kết hợp của các chú Lân, khuôn mặt hiền hậu của ông Địa thì những nhịp đánh hào sảng đầy phấn khích của tiếng trống cũng là một phần hết sức quan trọng.

  Chính những người đánh trống khi sử dụng trống và cái dùi trên tay của mình đã điều khiển cả một đoàn đội. Tất thảy đều nhún nhảy và biểu diễn dựa trên nhịp điệu của trống.

Múa lân có ý nghĩa như thế nào?
Mua trống trận Việt Nam 6 tấc giá rẻ

>>>Xem thêm: Sản phẩm thùng gỗ trang trí

1. Mặt trống 

Một trong những bước đặc biệt nhất chính là làm mặt trống. Bởi để có một chiếc trống tốt, thì sự bền bỉ và độ dai của mặt trống chiếm một phần rất lớn. Chất liệu phổ biến hiện nay để làm mặt trống là da trâu. Nhờ tính co dãn, độ bền bỉ và giá thành phải chăng nên rất được các xưởng sản xuất lựa chọn và tin dùng.

Lựa chọn da trâu là một công đoạn cực kì khó khăn. Trâu được chọn là con trâu đực, to khỏe. Vì thế người nghệ nhân phải rất cẩn trọng khi chọn chựa. Có như vậy, mặt trống mới có độ bồn, dai và âm thanh mới vang và to hơn.

Sau khi chọn được tấm da trâu tốt. Qua bàn tay của thợ lành nghề, miếng da trâu sẽ được xử lý sạch sẽ, được cạo hết lông và loại bỏ những lớp mỡ, thịt thừa còn dính trên da đến một độ dày nhất định. Sau đó, mới đem đi phơi khô và đi ngâm nước.

  2. Làm Thân trống

Nguyên liệu để làm thân trống là gỗ mít tự nhiên 100%. Lý do vì sao lại sử dụng gỗ mít chứ không phải chất liệu khác là bởi tính vật lí của nó, gỗ mít không dễ bị mọt, có độ bền cao nên đảm bảo tuổi thọ trống được lâu dài

Nếu Trống Chùa sử dụng nguyên liệu là gỗ mít nguyên khối để làm khung trống. Thì trống Lân lại sử dụng từng thớ gỗ, qua chế tác được liên kết lại với nhau  thành khối kín, khít và tròn.  Điều đó sẽ làm trống kêu to, vang xa hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *