Hướng dẫn cách đánh trống múa lân cơ bản

Đánh trống Lân

Cách đánh trốn múa lân cơ bản – Múa lân không chỉ là truyền thống của người Trung Quốc mà hiện nay nó cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thống Việt Nam. Mỗi khi đến dịp Trung Thu là hình ảnh những đầu lân, đầu rồng, đầu sư tử xuất hiện khắp mọi nơi trên đất nước. 

Và đối với mỗi bài múa lân, thì trống múa lân chính là nhạc cụ đặc biệt, nếu như không có trống lân thì sẽ không thể nào có một bài múa lân hoàn chỉnh.

Hôm nay, Làng nghề trống Đọi Tam sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin về múa lân và cách đánh trống múa lân cơ bản.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Làng nghề trống Đọi Tam

Múa lân là gì?

Múa lân
Múa lân

Đây là một loại hình nghệ thuật múa dân gian đường phố bắt nguồn từ đường phố ở tỉnh phía Nam, Quảng Đông, Trung Quốc cách đây hơn nghìn năm. Khi xưa người Hoa di cư vào Việt Nam cũng mang theo tập tục này, kể từ đó múa lân, múa sư dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt ta. 

Linh hồn của một bài múa lân chính là sự kết hợp giữa nét đẹp tâm linh và võ thuật truyền thống. Đối với điệu múa lân sư rồng tiếng trống, tiếng thanh loa, chập chõa vô cùng quan trọng, nó dẫn dắt người múa, khuấy động không khí.

Múa lân xuất hiện tại Việt Nam khi người hoa di cư đến đây và mang theo tập tục này, từ đó múa lân trở thành một truyền thống của Việt Nam. 

Múa lân chính là cầu may mắn, sức khỏe và thịnh vượng. Múa lân sư rồng không chỉ mang nét đẹp tâm linh mà còn thể hiện đặc trưng trong văn hóa của người Châu Á. 

>>> Xem thêm: Trống chùa – Giá rẻ và chất lượng uy tín tại Hà Nội 

Trống múa lân được dùng vào những dịp nào?

Trống Lân sư tử vàng
Trống Lân sư tử vàng

Trống múa lân là một nhạc cụ quan trọng không thể thiếu trong các đội múa lân. Trống múa lân thường được làm bằng thân gỗ mít, được sơn lên thân các màu sắc mang phong thái truyền thống, dân dã như màu đen, đỏ, vàng, xám…và được đính lò xo ở bên trong.

Trống múa lân thường được sử dụng để phục vụ cho các màn múa lân – sư – rồng, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Múa lân thường được biểu diễn trong dịp tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa. Nó cũng có thể được thực hiện tại các dịp quan trọng như sự kiện khai trương kinh doanh, lễ kỷ niệm đặc biệt hoặc lễ cưới. 

>>> Xem thêm: Các loại trống đang có tại Làng nghề trống Đọi Tam

Cách cầm dùi trống múa lân

Đánh trống lân nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra để có thể thành thạo và đánh chuẩn, đánh hay được trống múa lân thì các nghệ sĩ phải trải qua một quá trình học hỏi và luyện tập khó khăn, vất vả.

Việc đầu tiên để có thể đánh trống lân một cách điêu luyện chính là học cách cầm dùi sao cho đúng kỹ thuật. Về kĩ thuật cầm dùi trống đầu tiên người đánh trống lân phải cầm dùi đúng cách, tay cầm dùi vào phần chuôi khoảng cách rơi vào khoảng 1/3 dùi trống. 

Thông thường dùi trống lân có chiều dài khoảng 30cm, thì phần đầu, khoảng cách chiều để chừa phần đầu sẽ rơi vào khoảng 18cm có như vậy thì người cầm sẽ thấy thoải mái nhất nên khi đánh tiếng trống sẽ được dứt khoát hơn.

Một lưu ý nhỏ là khi đánh trống bạn không nên di chuyển cả cánh tay mà chỉ cần dùng lực ở cổ tay. Nếu bạn dùng lực chủ yếu ở phần cổ tay thì tiếng trống sẽ hay hơn và dứt khoát hơn nhiều. 

Vị trí cầm dùi trống
Vị trí cầm dùi trống

>>> Xem thêm: Đánh trống múa Lân – Bản sắc người Việt

Cách đánh trống lân đơn giản

Sau khi bạn đã có thể thành thạo và cầm dùi trống một cách đúng kỹ thuật, biết cách sử dụng lực để tạo ra được tiếng trống hay. Tiếp theo bạn nên bắt đầu học cách đánh trống múa lân cơ bản để có nền tảng vững vàng.

Để đánh được một bài trống múa lân là một điều không hề dễ dàng, chính vì vậy ngay từ khi bắt đầu học bạn nên áp dụng đúng theo những nhịp điệu dưới đây:

Nhịp đầu tiên và đơn giản nhất cho người mới học đánh như sau:

1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

(1/2)-1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

Chưa hết, bạn nên lưu ý với chúng tôi rằng nhịp 1 rơi vào tay phải, khoảng cách giữa các nhịp phải diễn ra đều: giữa nhịp 1 và 2, 2 và 3, 3 và 4, 4 và 5 là 1 nhịp, khoảng cách giữa nhịp 5 và nhịp 1 là ½ nhịp.

Cần phải áp dụng đúng quy tắc trên để có thể khiến cho tiếng trống múa lân sư rồng rộn ràng và bay bổng. 

Đây chính là một số kỹ thuật đánh trống lân cơ bản mà người mới nào cũng nên học khi bắt đầu học đánh trống múa lân. 

Cách đánh trống múa lân cơ bản
Cách đánh trống múa lân cơ bản

Lưu ý nhỏ

Những người đang học đánh trống múa lân cơ bản hãy chăm chỉ luyện tập. Chỉ cần nắm được kỹ thuật đánh cũng như các nhịp trống cơ bản cộng thêm sự chăm chỉ là một thời gian bạn có thể đánh được bài trống lân. Sau khi đã có thể đánh được trống lân cơ bản, bạn có thể tham khảo thêm các kỹ thuật đánh trống nâng cao. 

Để có thể hoàn thiện một bài đánh trống lân hoàn chỉnh thì điều cần thiết chính là những loại nhạc cụ đi kèm như xã đồng, lò đồng,…

Địa chỉ mua trống lân uy tín, chất lượng

Qúy khách hàng có thể tham khảo và đặt mua trống lân chính hãng tại địa chỉ của chúng tôi – làng nghề trống Đọi Tam. Làng nghề của chúng tôi luôn chú trọng sản xuất trống chất lượng, đảm bảo độ bền chắc, tạo âm thanh vang, hài lòng cho người sử dụng. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Làng nghề trống Đọi Tam

Số điện thoại: 038.568.0242

Email: langnghetrongdoitam.net@gmail.com

Website: https://langnghetrongdoitam.net/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *