Hướng dẫn cách đánh trống múa lân đơn giản nhất

Nghệ Thuật Trống Lân

Hướng dẫn cách đánh trống múa lân – Trống múa lân là một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Để hiểu hơn về nét văn hóa này, hãy cùng Làng Nghề Trống Đọi Tam tìm hiểu về cách đánh trống múa lân trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của múa lân trong những dịp lễ quan trọng

Múa lân sư rồng là một hình thức nghệ thuật dân dân không thể thiếu trong những dịp lễ quan trọng như lễ hội đình làng, chùa, lễ khánh thành,…

Múa lân sư rồng là một loại hình nghệ thuật dân gian thường xuất hiện trong những dịp lễ hội lớn hay các lễ khai trương lớn. Đây là loại hình nghệ thuật xuất hiện từ Trung Quốc rất lâu đời và được du nhập vào Việt Nam.

Múa lân
Ý nghĩa của múa lân trong những dịp lễ quan trọng

Múa lân sư rồng được coi là tiết mục mở đầu đặc sắc nhất của các buổi lễ khánh thành, những buổi sự kiện lớn, múa lân sư rồng khi xuất hiện sẽ tạo được hiệu ứng rất tốt đối với khách mời, đặc biệt là khách mời nước ngoài – những người luôn tò mò về văn hóa Việt Nam.

Ở những màn biểu diễn múa lân có sự xuất hiện của ông Địa. Đây được coi là nhân vật quan trọng nhất, không thể thiếu của một tiết mục múa lân sư rồng. Ông địa được coi là đại diện của Đức Phật Di Lặc phổ độ chúng sinh. Vị phật đức độ này có lòng thương chúng sinh vô bờ, vui vẻ hiền lành.

Hình ảnh ông Địa vuốt ve con lân và lân vui đùa cùng ông Địa thể hiện được sự gần gũi, yên bình, tình cảm hòa hợp giữa loài vật và con người, thiên nhiên với cuộc sống, thể hiện một không khí yên bình, hạnh phúc.

Cách đánh trống múa lân

Cách cầm dùi trống

Để biết cách đánh trống thì đầu tiên bạn cần biết cách cầm dùi trống. Để thuận tiện cho việc đánh trống, cách cầm dùi chuẩn nhất là nắm tay vào khoảng ⅓ chiếc dùi. Lưu ý để cách phần đuôi 1 khoảng 2cm để không bị tuột tay khi đánh. Điều này cũng giúp tiếng trống phát ra dứt khoát hơn.

Múa Lân Trung Thu
Múa Lân Trung Thu

Động tác đánh trống

Để đánh một bài trống múa lân, nếu không nắm chắc động tác đánh trống, bạn sẽ bị đau tay. Động tác đánh trống chuẩn là giữ cánh tay cứng chỉ cử động ở phẩn cổ tay. Hạn chế cử động cả cánh tay. Làm được như vậy thì tiếng trống lân sẽ được nhanh mạnh và dứt khoát hơn. Tiết tấu chuẩn xác hơn.

Nhịp đánh trống múa lân

Khi học đánh trống lân, nhịp đầu tiên và đơn giản nhất cho người mới học đánh như sau:

1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

(1/2)-1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

Lưu ý: Nhịp 1 đánh bằng tay phải, khoảng cách giữa các nhip 1-2, 2-3, 3-4, 4-5 là 1 nhịp thì khoảng cách giữa nhịp 5-1 chỉ là 1/2 nhịp. Chính điểm đó làm cho tiếng trống rộn ràng lên hẳn. 

Chú Lân Sư Rồng ngày lễ
Chú Lân Sư Rồng ngày lễ

Đánh trống Múa lân nâng cao

Để thực hiện các bài đánh trống lân nâng cao phải có đầy đủ một bộ dụng cụ gọi là nhạc trống múa lân bao gồm. Trống múa lân, xã đồng (chập cheng, nạ bạt), lò đồng…

Trống múa lân tùy theo khả năng của đội lân có thể chọn trống lân thường do Việt Nam sản xuất hoặc trống lân cao cấp như trống lân trung quốc. 

Chập cheng, xã đồng thường sử dụng xã đồng trung quốc. Lò đồng phải chọn loại có tiếng thanh, dứt khoát không bị đứt tiếng. 

Muốn đánh trống lân hay phải kết hợp được các nhạc trống. Người đánh trống thông thường có nhiệm vụ đánh dẫn lối. Các nhạc cụ khác đánh theo trống lân. Tùy theo lúc nhanh, lúc chậm, lúc trầm lúc bổng để điều khiển động tác của người múa lân. Khi điều khiển đầu lân cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với người đánh trống thì mới thành công.

Múa lân sư rồng mang lại những ưu điểm gì?

Múa lân sư rồng được coi là tiết mục mở đầu đặc sắc nhất của các buổi lễ khánh thành, những buổi sự kiện lớn, múa lân sư rồng khi xuất hiện sẽ tạo được hiệu ứng rất tốt đối với khách mời, đặc biệt là khách mời nước ngoài – những người luôn tò mò về văn hóa Việt Nam.

Hình ảnh về Trống Lân
Trống múa lân Việt Nam 6 tấc dùng trong sự kiện quan trọng

Mỗi một vùng miền khác nhau lại có những phong tục, tập quán riêng của vùng miền đó. Nhưng có một điểm chung giữa các vùng miền là nghệ thuật múa lân sư rồng là sự kết hợp của 3 loại hình nghệ thuật với những màu sắc nổi bật như: Màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu trắng, màu đen,…

Chính vì sự hiện diện của 3 loại hình nghệ thuật này và sự kết hợp của các màu sắc gam nóng nổi bật đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của múa lân sư rồng.

Múa lân sư rồng là sự kết hợp ăn ý của những phong thái, điệu bộ, cử chỉ, sự nhuần nhuyễn, khéo léo của những người nghệ sĩ. Múa lân sư rồng luôn mang đến cho người xem một không khí vui vẻ, vui nhộn được thể hiện qua những điệu nhảy vui nhộn, điêu luyện, chuyên nghiệp.

Múa lân sư rồng là một loại hình nghệ thuật dân gian thường xuất hiện trong những dịp lễ hội lớn hay các lễ khai trương lớn. Đây là loại hình nghệ thuật xuất hiện từ Trung Quốc rất lâu đời và được du nhập vào Việt Nam.

Vì vậy, việc tìm mua trống múa lân chất lượng luôn là chìa khóa giúp người đánh trống thực hiện tốt và đúng kỹ thuật.

Trên đây là những chia sẻ của Làng Nghề Trống Đọi Tam về mẹo đánh trống múa lân sư rồng cho người mới học rất hiệu quả và dễ dàng. Hi vọng quý độc giả sẽ đón đọc số tiếp theo của https://trongdangkhoa.com và chúc cho quý độc giả sẽ dễ dàng học được cách gõ trống múa lân sư rồng cho người mới học một cách nhanh chóng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *