Nhịp đánh trống múa lân cho người mới bắt đầu

Múa lân

Nhịp đánh trống múa lân – Việt Nam với lịch sử hơn 1000 năm Bắc Thuộc cho nên nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. Một trong số đó có thể kể đến bộ môn nghệ thuật đường phố múa Lân này. Đến nay nó vẫn được duy trì trong các dịp lễ Tết hay những dịp trọng đại. Chúng trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam nói chung và các nước phương Đông nói riêng.

Hãy cùng Làng nghề trống Đọi Tam tìm hiểu về nhịp đánh trống múa Lân nhé!

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Làng nghề trống Đọi Tam

Vài nét về Nghệ thuật Múa Lân

Nguồn gốc của múa lân – sư – rồng

Múa lân là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài ra, chúng thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Múa lân thường được biểu diễn trong dịp tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa và tôn giáo.

Hình thức này còn được sử dụng tại các dịp quan trọng như sự kiện khai trương kinh doanh, lễ kỷ niệm đặc biệt. 

Đánh trống lân
Nhịp đánh trống múa lân

Nhạc cụ biểu diễn múa lân

Múa lân được biểu diễn kèm theo âm nhạc gồm trống, chũm chọe, thanh la và cồng chiêng. Dụng cụ đồng bộ hóa với các động tác và hành động múa lân.

Các kiểu múa lân phổ biến

Độc chiếm ngao đầu” – Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.

Song hỉ” – Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.

Tam Tinh” – Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.

Tam Anh” – Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan VũTrương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.

Tứ Quý hưng long” – Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

>>> Xem thêm: Trống chùa – Giá rẻ và chất lượng uy tín tại Hà Nội 

Múa lân tại Việt Nam

Múa lân du nhập vào Việt Nam và trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Múa Lân cũng mang theo những nét văn hóa đặc trưng của người Việt bao gồm tạo hình, hình thức múa và âm nhạc biểu diễn. Và mỗi vùng miền cũng sẽ có sự khác nhau.

Nghệ thuật trống Lân
Nghệ thuật trống Lân

Ý nghĩa của Múa Lân

Người phương Đông quan niệm rằng, Lân chính là một trong tứ linh bao gồm “Long, Lân, Quy, Phụng” tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn và an yên. Khi lân vào nhà thì nó có thể giúp xua tan ma quỷ, giúp gia chủ bình an, cầu hạnh phúc và sức khỏe.

Đặc biệt, trong đội hình múa Lân đều phải có sự xuất hiện của ông Địa với tạo hình bụng to, khuôn mặt cười vui vẻ. Người Việt Nam tin rằng, ông Địa là đại diện của Đất trong tín ngưỡng Phật giáo có khả năng kêu gọi Lân về và mang đến điềm lành. Ông Địa thường luôn đi trước đầu Lân với ngụ ý mở đường, dẫn đường cho Lân và dẫn dắt sự may mắn vào nhà.

Ở Việt Nam, múa Lân thường xuất hiện trong ngày Tết với phần âm nhạc sôi nổi vừa thể hiện sự náo nhiệt, vui vẻ của không khí ngày Tết. Nó vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, xua đi những điều không may mắn của năm cũ, đón chào những khởi đầu cho năm mới hạnh phúc phát tài, phát lộc, phát bình an.

Múa Lân là một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, ở đâu có Lân là ở đó có sự vui vẻ, bình an.

>>> Xem thêm: Các loại trống đang có tại Làng nghề trống Đọi Tam

Mua trống trận chất lượng tốt, giá rẻ
Mua trống lân 5 tấc Trung Quốc chất lượng tốt, giá rẻ

Nhịp đánh trống múa lân

Sau khi bạn đã có thể thành thạo và cầm dùi trống một cách đúng kỹ thuật, biết cách sử dụng lực để tạo ra được tiếng trống hay. Tiếp theo bạn nên bắt đầu học cách đánh trống múa lân cơ bản để có nền tảng vững vàng.

Để đánh được một bài trống múa lân là một điều không hề dễ dàng, chính vì vậy ngay từ khi bắt đầu học bạn nên áp dụng đúng theo những nhịp điệu dưới đây:

Nhịp đầu tiên và đơn giản nhất cho người mới học đánh như sau:

1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

(1/2)-1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

Chưa hết, bạn nên lưu ý với chúng tôi rằng nhịp 1 rơi vào tay phải, khoảng cách giữa các nhịp phải diễn ra đều: giữa nhịp 1 và 2, 2 và 3, 3 và 4, 4 và 5 là 1 nhịp, khoảng cách giữa nhịp 5 và nhịp 1 là ½ nhịp.

Cần phải áp dụng đúng quy tắc trên để có thể khiến cho tiếng trống múa lân sư rồng rộn ràng và bay bổng. 

Giới thiệu về trống lân Trung Quốc
Trống múa lân

>>> Xem thêm: Đánh trống múa Lân – Bản sắc người Việt

Với những người mới múa lân thì nên lưu ý gì?

Đây chính là một số kỹ thuật đánh trống lân cơ bản mà người mới nào cũng nên học khi bắt đầu học đánh trống múa lân. 

Với những người đang học trống múa lân cơ bản hãy chăm chỉ luyện tập, chỉ cần nắm được kỹ thuật đánh cũng như các nhịp trống cơ bản cộng thêm sự chăm chỉ là một thời gian bạn có thể đánh được bài trống lân. Sau khi đã có thể đánh được trống lân cơ bản, bạn có thể tham khảo thêm các kỹ thuật đánh trống nâng cao. 

Để có thể hoàn thiện một bài đánh trống lân hoàn chỉnh thì điều cần thiết chính là những loại nhạc cụ đi kèm như xã đồng, lò đồng,…

Khách hàng có thể liên hệ mua trống múa lân tại cơ sở trống Đọi Tam tại địa chỉ:

Địa chỉ 1: Làng nghề trống Đọi Tam – Hà Nam

Địa chỉ 2: Số 1 – Đường Trần Quang Khải – TP. Bắc Giang

Địa chỉ 3: 96 Đại Từ – Đại Kim- Hoàng Mai – Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *