Nghệ nhân làng Trống Đọi Tam những ngọn lửa không bao giờ tắt

Làng trống Đọi Tam nằm ở khu vực huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam. Từ phụ nữ cho đến người già mỗi người gần như đều có tâm huyết với nghề. Có lẽ nghề trống truyền thống đã ngấm vào da vào thịt của người dân thôn Đọi Tam. Trong bài viết hôm nay, Làng nghề trống đọi tam sẽ giới thiệu nghệ nhân làng Trống Đọi Tam những ngọn lửa không bao giờ tắt nhé!

Nguồn gốc của Trống Đọi Tam

Nguồn gốc của Trống Đọi Tam nằm ở khu vực Huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam. Làng nằm ngay chân núi Đọi, nơi vua Lê Thánh Tông ngày xưa đã từng dừng chân. Chính vì vậy, vào ngày mùng 7 Tết hằng năm sẽ diễn ra lễ Tịch Điền để tưởng nhớ tới công lao của vua Lê Thánh Tông. Làng nghề làm trống được truyền từ đời này đến đời sau, được sinh ra và phát triển đến nay đã hơn 100 năm. Những thanh niên của làng luôn có 1 lòng yêu nghề, đam mê nghề rất lớn. Nếu đã là 1 người con của làng nghề thì không ai là không biết về nghề làm Trống.

                                      Nghệ nhân làng Trống Đọi Tam

Vị trí của làng nằm ở chân núi Tây Bắc, hiện ở giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng chính là 2 ông tổ nghề trống Đọi Tam. Cụ thể là 2 anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản. Ban đầu 2 người nhìn thấy vùng này có nhiều gỗ mít đẹp, màu vàng ươm và không bị mọt nên chọn đây làm nơi làm nghề. Hiện trống gỗ Đọi Tam vẫn được gìn giữ phát triển đến tận ngày nay. 

Xem thêm: Tham khảo Trống Đọi Tam chất lượng, giá tốt mới nhất 2024

Tình yêu nghệ nhân Trống Đọi Tam không bao giờ tắt 

Làng trống Đọi Tam có tục lệ cha truyền con nối. Con trai trong làng thường sẽ biết làm trống từ lúc còn 12, 13 tuổi và khi lên 14,15 tuổi sẽ theo cha đi khắp các tỉnh thành trong cả nước để làm trống. “Nghe tiếng trống Đọi Tam như nghe thấy tiếng đập của trái tim mình. Nghề làm trống đã thấm vào từng mạch máu, thớ thịt của tôi rồi”, nghệ nhân Phạm Chí Khang, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh trống Đọi Tam chia sẻ.

Nghệ nhân Phạm Chí Khang cho biết ông theo chân cha đi làm nghề truyền thống khi ông mới 13 tuổi. “Khi đó gia đình tôi cũng không khá giả. Tôi cùng cha đi khắp nơi để làm trống. Lúc mới làm nghề vô cùng khó khăn, chỉ đủ mưu sinh, tôi không nghĩ rằng cho đến bây giờ vẫn theo nghề và còn yêu nghề hơn bao giờ hết”, ông Khang tâm sự.

Để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, các nghệ nhân trong làng trống Đọi Tam rất dày công, tỉ mỉ chau chuốt cả 3 khâu quan trọng: làm da, làm tang và bưng trống.

                                 Nghệ nhân làng Trống Đọi Tam

Nghệ nhân Khang cho biết: “Để có một sản phẩm tốt, việc chọn nguyên liệu cũng rất công phu, tỉ mỉ. Da trâu phải già và dai, được đem đi nạo sạch mặt, sau đó căng ra, đem phơi rồi sấy và cắt thành mặt trống. Còn về phần gỗ thì gỗ mít phải khô và được xẻ cong, đem chia làm nhiều dăm, rồi gắn kết lại với nhau thật khít”.

Trống Đọi Tam có nhiều loại và giá thành khác nhau, dao động từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng. Tùy theo yêu cầu của khách mà các nghệ nhân trong làng làm trống với các kích cỡ khác nhau, người mua có thể đặt hàng với các loại đặc biệt với giá lên tới hàng chục triệu đồng.

Nghệ nhân Phạm Chí Khang không dấu nổi niềm tự hào trong ánh mắt khi ông chia sẻ về những kỉ niệm sâu sắc trong quá trình làm nghề của mình, đặc biệt là cảm xúc vinh dự trào dâng khi ông cùng các nghệ nhân trong làng trống Đọi Tam được lựa chọn làm những chiếc trống phục vụ đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

“Tình yêu của tôi dành cho nghề làm trống truyền thống của quê hương cứ tăng dần theo năm tháng. Tôi yêu những chiếc trống từ khi còn là một cậu bé, theo cha rong ruổi khắp Bắc, Trung, Nam để làm nghề, tới tuổi trưởng thành lại truyền nghề cho các con, các cháu và hậu duệ trong làng. Tình yêu nghề của tôi lan tỏa sang các con nên các con của tôi cũng đều theo nghề của cha dù nghề làm trống rất khó làm giàu, chỉ đủ nuôi gia đình và giữ nghề truyền thống”, nghệ nhân Phạm Chí Khang chia sẻ.

Trách nhiệm của nghệ nhân trẻ tại làng Trống Đọi Tam

Nghệ nhân trẻ Nhâm Phạm của làng nghề luôn tự nhủ với bản thân mình rằng : Phải luôn giữ gìn và phát huy truyền thống của cha ông đã để lại. Luôn cố gắng học tạo, trau dồi tay nghề để đưa làng nghề lên 1 tầm cao mới. Trước là phát triển làng nghề sau đó là đưa tiếng trống Đọi Tam đến với khắp mọi nơi trên Tổ Quốc

Nghệ nhân làng Trống Đọi Tam
                                       Nghệ nhân làng Trống Đọi Tam

Với nỗ lực của mình tôi đã trở thành 1 nghệ nhân trẻ của làng nghề, hơn thế nữa chúng tôi bây giờ không chỉ chuyên về trống mà còn phát triển thêm về : Bồn tắm gỗ, Thùng ngâm rượu gỗ sồi, Chậu gỗ ngâm chân….

Lời hứa của Nghệ nhân trẻ Nhâm Phạm

  • Luôn học hỏi, tìm tòi phát triển làng nghề
  • Làm nghề với cái tâm của người làm thợ
  • Đem tiếng trống Đọi Tam vang xa khắp mọi miền trên Tổ Quốc
  • Cố gắng đưa trống Đọi Tam ra thị trường nước ngoài
  • Mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng
  • Giữ gìn nét đẹp của cha ông đã để lại
  • Đem kiến thức của mình truyền lại cho các đàn em đi sau

Đó là lời hứa của riêng của nghệ nhân trẻ Nhâm Phạm còn với những nghệ nhân khác trong làng Đọi Tam ai cũng đều mang trong mình dòng máu của làng nghề. Chúng tôi luôn có chung 1 quyết tâm và 1 khao khát đó là : ” Phát triển làng nghề ngày 1 lớn mạnh, đoàn kết, hợp tác và phát triển”

Xem thêm: Khám phá lịch sử làng Trống Đọi Tam

Hy vọng qua thông tin bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc thấy tình yêu những ngon lửa không bao giờ tắt của nghệ nhân làng Trống Đọi Tam.  Mọi chi tiết liên quan hay cần tư vấn thêm về sản phẩm Trống Đọi Tam, hãy liên hệ langnghetrongdoitam.net để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *